CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HÌNH THỨC VLVH NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 216a/QĐ-YDC ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam)

Tên ngành, nghề:    Tài chính ngân hàng

Mã ngành, nghề: 6340202

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 24 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

– Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành tài chính -ngân hàng có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt, có trách nhiệm với xã hội.

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành. Trên cơ sở đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao.

– Đồng thời giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự phát triển, nghiên cứu độc lập cũng như khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

– Trang bị cho sinh viên những kiến thức kinh tế – tài chính công ty hiện đại, về tiền tệ – ngân hàng, hiểu biết về các hoạt động tài chính trong một công ty, của một ngân hàng thương mại, thông qua việc nắm vững các kiến thức về : phân tích-hoạch định và dự toán tài chính, thực hiện quản trị hệ thống ngân sách của công ty, phân tích và đánh giá hiệu quả và rủi ro của một dự án đầu tư, Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, tín dụng, kế toán ngân hàng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán . . .

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

  1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

– Kiến thức:

+Nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính nhà nước, kinh doanh bảo hiểm và ngân hàng

+ Nắm được những nguyên lý cơ bản về kế toán, kiểm toán; về phân tích và quản trị tài chính của doanh nghiệp (theo các phương pháp truyền thống và hiện đại); về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; về đầu tư tài chính, thẩm định dự án tài chính.

+Hiểu biết sâu sắc về hoạt động nghiệp vụ trong các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực.

+Biết cách vận dụng các qui định của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính, thẩm định dự án tài chính.

+ Biết cách làm thủ công, cũng như sử dụng các hàm chuyên dụng trong bảng tính EXCEL để tính toán các chỉ số, phân tích các hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính của doanh nghiệp.

– Kỹ năng

+ Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học

+ Có khả năng tự học một cách chủ động và độc lập.

+ Sinh viên có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống,  khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

+ Phối hợp các hoạt động của các bộ phận chức năng trong các doanh nghiệp.

+ Giao tiếp và giải quyết công việc bằng ngoại ngữ với trình độ tiếng Anh B

+ Giao tiếp tốt trong môi trường làm việc tập thể.

+ Độc lập nghiên cứu các vấn đề quản trị, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

+Sử dụng tin học trong giải quyết công việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.

  1. Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Nghề nghiệp của sinh viên theo học ngành tài chính – ngân hàng sau khi ra trường có thể kể đến như: phân tích tài chính, quản lý quỹ, kiểm soát tín dụng, quản trị tài sản và nguồn vốn, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại, phân tích tài chính doanh nghiệp, định giá tài sản, tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp… Bên cạnh đó, từ nỗ lực và khả năng phấn đấu của bản thân, các bạn trẻ hoàn toàn có thể vươn lên nắm những vị trí cấp cao trong các tổ chức doanh nghiệp và ngân hàng như Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc…

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun:            41

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 83 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 300 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1230 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 531 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 999 giờ

  1. Nội dung chương trình:
Mã MH/MĐ Môn mô đun/ môn học Số TC Thời gian học tập (giờ) Ghi chú
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận Thi/Kiểm tra
I. CÁC MÔN HỌC, MODUL CHUNG 13 300 116 169 15
 MH01 Chính trị 3 75 41 29 5
 MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2
 MH03 Tin học 3 75 15 58 2
 MH04 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6
II. CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN 70 1230 415 734 81  
II.1. CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CƠ SỞ 17 285 89 176 20  
MĐ05 Kỹ năng mềm 1 2 30 10 18 2  
MĐ06 Kỹ năng mềm 2 2 30 10 18 2  
MĐ07 Tin học chuyên ngành 2 30 10 18 2
MĐ08 Toán Ứng dụng 2 30 12 14 4  
MĐ09 Đạo đức Nghề nghiệp 2 30 10 18 2  
MĐ10 Phương pháp nghiên cứu KH 2 30 10 18 2  
MĐ11 Marketing căn bản 2 30 12 14 4  
MĐ12 Anh văn chuyên ngành 3 75 15 58 2
II.2. CÁC MH, MĐ CHUYÊN MÔN 47 855 287 513 55  
MĐ13 Marketing căn bản 2 30 20 6 4
MĐ14 Luật kinh tế 2 30 15 13 2
MĐ15 Kinh tế vi mô 3 45 20 21 4
MĐ16 Kinh tế vĩ mô 2 30 15 13 2
MĐ17 Quản trị học 2 30 15 13 2
 MĐ18 Tài chính doanh nghiệp 3 45 21 20 4
 MĐ19 Lý thuyết tài chính tiền tệ 2 30 15 13 2
 MĐ20 Nguyên lý kế toán 3 45 21 20 4
 MĐ21 Kế toán quản trị 2 30 15 13 2
 MĐ22 Tiền tệ ngân hàng 3 45 21 20 4
 MĐ23 Nghiệp vụ ngân hàng 3 45 21 20 4
 MĐ24 Thẩm định dự án đầu tư 2 30 15 13 2
 MĐ25 Phân tích tín dụng 3 45 20 21 4
MĐ26 Thị trường tài chính 3 45 10 30 5
MĐ27 Kế toán ngân hàng 3 45 15 26 4
MĐ28 Marketing ngân hàng 2 30 15 13 2
MĐ29 Phân tích hoạt động kindoanh 2 30 13 13 4
MĐ30 Thực tập tốt nghiệp 5 225 0 225  0
II.3. CÁC MH, MĐ TỰ CHỌN (6TC) 6 90 39 45 6 0
MĐ31 Kinh tế bảo hiểm 2 30 13 15 2
MĐ32 Kinh tế quốc tế 2 30 13 15 2
MĐ33 Thị trường chứng khoán 2 30 13 15 2  
MĐ34 Quản trị Marketing 2 30 13 15 2
MĐ35 Kênh phân phối và bán hàng 2 30 13 15 2  
MĐ36 Quản trị dự án đầu tư 2 30 13 15 2
MĐ37 Thanh toán quốc tế 2 30 13 15 2
MĐ38 Thuế 2 30 13 15 2
MĐ39 Quản trị chất lượng 2 30 13 15 2
MĐ40 Quản trị ngân hàng 2 13 15 2
 MĐ41 Nghiệp vụ KD XNK 2 30 13 15 2
  TỔNG CỘNG 83 1530 531 903 96  

 

  1. Hướng dẫn thực hiện chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khóa

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể:

+ Trước khi đi thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp sinh viên được thực hành mô phỏng, thực tế doanh nghiệp, ngân hàng, trao đổi chuyên gia thông qua hội thảo, diễn đàn, gặp mặt,…;

+ Sinh viên có thể tham gia các cuộc thi phù hợp với ngành nghề và sở thích;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ

3 Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Tất cả các ngày  trong tuần (trừ giờ học chính khóa)
5 Tham quan, dã ngoại Mỗi kỳ học 1 lần
6 Thực tế chuyên môn Tất cả các ngày  trong tuần
7 Hội thảo, giao lưu gặp mặt,…. Tất cả các ngày  trong tuần

4.2 Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, modul

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Chi tiết quy định trong chương trình các môn học, modul.

4.3.  Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ

Người học tích lũy đủ các môn học tương đương 83 tín chỉ của chương trình sẽ được xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

 4.4 Các chú ý khác

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Nhà trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo./.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ThS. Nguyễn Văn Tuấn