Cách Massage tác động đến cách huyệt đạo quan trọng, có tác dụng làm tan biến cơn đau nửa đầu đối với người hay thức khuya, chịu nhiều áp lực đau nửa đầu ngày càng phổ biến ở người trẻ, nhất là những người quá bận rộn, thường xuyên strees hoặc hay thức khuya.
Triệu chứng đau nửa đầu
Đau nửa đầu còn có tên y học là bệnh đau đầu Migraine. Đây là tình trạng đau 1 bên đầu dữ dội, đột ngột, có thể đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với tiếng ồn hay ánh sáng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi từ 10 – 45, trong đó nhiều nhất là những người trẻ từ 18 – 35 tuổi và phổ biến hơn ở nữ giới. Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài vài giờ, thậm chí đau trong suốt mấy ngày, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, tâm trạng và hiệu quả công việc.
4 cách massage làm tan biến cơn đau nửa đầu
Theo Bs. CK1 Trần Hỗ – Gỉang viên trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam chia sẻ dưới đây là 4 cách massage tác động đến các huyệt đạo quan trọng, không chỉ giảm đau nửa đầu tức thời mà về lâu dài còn có thể khiến căn bệnh này biến mất.
1. Massage từ huyệt Thái dương đến huyệt Ấn đường
Huyệt Thái dương nằm giữa chân mày và góc ngoài của mắt, ở chỗ lõm về phía sau đầu khoảng 2cm. Còn huyệt Ấn đường nằm ở trán, chính giữa 2 đầu lông mày. Đây là 2 vị trí massage quen thuộc mỗi khi chúng ta bị đau đầu, nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách.
Đầu tiên, đặt ngón trỏ và ngón giữa vào 2 bên huyệt Thái dương, nhấn xuống với lực nhẹ và bắt đầu chuyển động massage vòng tròn theo hướng di chuyển xuống huyệt Ấn đường rồi dừng lại. Sau đó quay trở về điểm bắt đầu và lặp lại khoảng 10 – 15p, có thể làm nhiều lần trong ngày.
Trong khi massage, nhớ dùng lực nhẹ nhàng nhưng phải đều tay, không để móng tay nhấn vào da. Bạn có thể thêm 1 chút dầu gió và nên nhắm mắt, thả lỏng cơ thể kết hợp với hít thở sâu để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Massage huyệt Thiên trụ ở sau gáy
Hai huyệt thiên trụ nằm song song nhau ở phía sau gáy, ngay đáy hộp sọ và giữa 2 cơ cổ dọc.
Nếu tự massage, hãy dùng 2 ngón trỏ hoặc kết hợp ngón trỏ và ngón giữa nhấn mạnh vào 2 điểm huyệt cùng 1 lúc, tạo lực ấn hướng lên trên và giữ trong 10 giây. Thả lỏng khoảng 3 – 5 giây sau đó lặp lại động tác trên trong khoảng 10 – 15 phút.
Còn nếu massage cho người khác, hãy dùng 2 ngón cái và thực hiện tương tự như khi tự massage. Một ngày có thể làm 2 – 3 lần và nên làm trước khi đi ngủ, kết hợp với nghe nhạc thư giãn.
3. Massage huyệt Kiên tỉnh ở vai
Đây là huyệt nằm trên đường mép vai, chính giữa bờ vai và phần cổ của bạn. Không chỉ giảm ngay cơn đau nửa đầu, bấm huyệt này còn giúp chữa mỏi vai, gáy, điều trị cứng cổ, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, cần nhớ tuyệt đối không ấn huyệt Kiên tỉnh cho phụ nữ có thai vì có thể gây sảy thai.
Cách massage rất đơn giản, đầu tiên thả lỏng tay bên cần bấm huyệt sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa xoa bóp huyệt theo chuyển động tròn trong 1 phút. Nên nghỉ khoảng 5 giây sau đó đổi vai, đổi tay và thực hiện tương tự trong khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần.
4. Massage huyệt Hợp cốc trên bàn tay
Y học cổ truyền cho rằng, huyệt Hợp cốc là huyệt chủ trị vùng đầu, mặt, cổ. Bấm huyệt này làm giảm căng thẳng ở vùng đầu và cổ, các chứng đau đầu do căng cơ, căng thẳng, mất ngủ.
Huyệt nằm ở giữa ngón trỏ và ngón cái.
Trước khi massage nên thực hiện nắm và xòe bàn tay 5 – 10 lần để thả lỏng, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái bấm mạnh vào huyệt Hợp cốc trên tay phải trong 10 giây. Tiếp theo, dùng ngón cái day nhẹ trên huyệt, xoa theo vòng tròn, mỗi chiều xoa trong 10 giây.
Bạn nên nghỉ khoảng 5 giây sau đó lặp lại quá trình trên đối với tay còn lại. Thực hiện bài massage trong 10 – 30 phút, có thể làm nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cơn đau đầu ập đến.
Ngoài ra, bấm huyệt Hợp cốc còn có thể trị mất ngủ, sốt cao, cảm mạo, ù tai, mồ hôi trộm, liệt dây thần kinh số VII, đau răng hàm trên và ho. Tuy nhiên, tuyệt đối không thực hiện với phụ nữ có thai do có thể gây co bóp tử cung và sảy thai.
Ngoài ra, với những người thỉnh thoảng phải thức khuya thì có thể ngủ bù đúng cách để giữ gìn sức khỏe của mình.
6.Ngủ bù đúng cách
Một nghiên cứu năm 2016 về việc tối ưu giấc ngủ và tác động của việc thiếu ngủ đã nêu rằng cơ thể cần ít nhất 4 ngày để phục hồi cho một giờ mất ngủ.
Ngoài ra việc ngủ bù cũng không giống như việc ngủ đúng giờ và đủ giấc ngay từ đầu, rằng không phải thiếu ngủ bao nhiêu tiếng thì ngủ bù bấy nhiêu hay ngủ bù càng nhiều càng tốt.
Nếu bạn vừa có một hoặc một vài đêm thiếu ngủ gần đây, hãy áp dụng thử các cách sau:
– Chợp mắt khoảng 20 phút vào đầu giờ chiều.
– Đi ngủ sớm hơn vào ngày hôm sau.
– Ngủ nhiều hơn vào 1-2 đêm kế tiếp.
– Ngủ thêm vào cuối tuần, nhưng không thức dậy trễ hơn 2 tiếng so với ngày thường.
– Không lạm dụng các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ hay thuốc an thần.
Dù vậy, không thức khuya vẫn là điều tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe của mình.
Nguồn: Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam
- NGÀNH DƯỢC SĨ NGÀNH HỌC MANG LẠI NHIỀU CƠ HỘI
- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 (AHMM15) và các Hội nghị liên quan tại Bali, Indonesia 13 – 16/5/2022
- 6 cách tập thể dục an toàn trong mùa nắng nóng
- Đại biểu Quốc hội kiến nghị tạm hoãn tăng học phí vào năm học tới
- Hào hứng vòng sơ khảo cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam 2020 khu vực miền Trung