Nghề Điều Dưỡng là một nghề cao cả, vì nhiệm vụ của nó là chăm sóc sức khỏe cho con người. Ngành Điều dưỡng ở trên cả thế giới và Việt Nam đều có những biến cố, sự thăng trầm lịch sử nhất định. Hơn một nửa cán bộ y tế cả nước ta là các điều dưỡng, họ chính là những nhân viên y tế âm thầm, hy sinh cống hiến ngày đêm vì sức khỏe người bệnh.
- Lịch sử ra đời ngày Điều Dưỡng Quốc tế (12/5)
Lịch sử điều dưỡng thế giới gắn liền với cuộc đời của bà Florence Nightingale, người khai sinh ra ngành điều dưỡng hiện đại. Những đóng góp của bà đã giúp nền y tế nhân loại có thêm một bước tiến mới và còn mãi giá trị cho đến ngày nay.
Rất nhiều người tin rằng ngay từ thời kỳ La Mã cổ đại, cụ thể là ở mốc thời gian khoảng 300 năm sau công nguyên, những cuộc thập tự chinh bùng nổ không ngừng với sự chiến thắng liên tiếp của người La Mã. Ở mỗi vùng đất mà họ đặt chân đến, những người La Mã bắt đầu thu phục các nông nô cho riêng mình, những trạm y tế bắt đầu được mọc lên, những người hỗ trợ các thầy thuốc chăm sóc người bệnh đã xuất hiện.
Hypugoi là thuật ngữ mà người La Mã đã chỉ ra để chỉ những người “Điều dưỡng”, Y tá thời La Mã có cả nam lẫn nữ, không phân biệt tuổi tác. Sau thời kỳ La Mã, đến thời kỳ Trung Cổ, những tu viện và nhà thờ bắt đầu được mọc lên như nấm sau mưa, những nơi như vậy chính là các điểm Y tế để người dân đến chữa bệnh. Những bà sơ, các con chiên ngoan đạo lại trở thành những người Điều dưỡng chính, chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân.
Cho đến khi những cuộc chiến tranh tại Châu Âu bắt đầu bùng nổ. Tôn giáo bắt đầu bị áp chế, dẫn đến mất dần vị thế trong xã hội, các nhà thờ và các tu sĩ bị cấm hoạt động. Vì vậy những người Điều dưỡng dần dần bị mất chỗ đứng, họ không còn việc làm.
Do không có Điều dưỡng, các chiến binh tham chiến trực tiếp không có ai để chăm sóc, tỷ lệ các chiến binh chết do các vết thương ngày càng cao. Chính vì lẽ đó nhiều người phụ nữ bị bắt lại. Họ phải đứng trước 2 sự lựa chọn: Ngồi tù suốt đời hoặc trở thành 1 Điều dưỡng chăm sóc cho các bệnh binh. Phần lớn đông đảo chọn trở thành một Điều dưỡng.
Khi Tư bản Công nghiệp bắt đầu đổ bộ tại Châu Âu, những cuộc nội chiến bắt đầu nổ ra.
Florence Nightingale- Người sáng lập ra ngành Điều dưỡng
Florence Nightingale (1820 – 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình Anh giàu có, quyền quý, gắn bó mật thiết với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ. Vì thế, bà bị cấm không được phép làm các nghề nghèo hèn như điều dưỡng viên lúc bấy giờ.
Với tư chất thông minh cùng một trái tim đau đớn khi chứng kiến cảnh đói nghèo, bệnh tật, bà đã làm trái với lời cha mẹ và bắt đầu nghiên cứu, tìm các sách viết về chăm sóc người bệnh. Bà đi đến các bệnh viện tại London và vùng lân cận để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật không nơi nương tựa.
Những năm 1854 – 1856, chiến tranh “Cremean War” nổ ra giữa Nga và một bên là Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale cùng 38 y tá khác được cử đến Thổ Nghĩ Kỳ nơi quân đội Anh đóng quân. Lúc này, tại quân khu, hơn 4000 binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà nhanh chóng nhận ra số người nhiễm bệnh chủ yếu ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm không khí ô nhiễm nặng. Florence Nightingale mạnh dạn đề nghị sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh. Tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi nhân viên tẩy trùng, làm thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong giảm đáng kể chỉ trong thời gian ngắn.
Tờ “Times” đã gọi Florence Nightingale là “Người phụ nữ với cây đèn”. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, khi các bác sĩ y tá khác đã về nghỉ ngơi, Florence Nightingale vẫn một mình đi kiểm tra tại các trại bệnh với một nét mặt lo lắng cho những chiến sĩ đang bị giày vò đau đớn.
Khi trở lại Anh quốc, Florence Nightingale dành cả phần đời còn lại của mình đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc bệnh nhân. Bà cùng mọi người thành lập “quỹ Nightingale” và “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” mà sau này, “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” là nơi đặt nền móng cho ngành điều dưỡng ở nước Anh cũng như toàn thế giới. Cuốn sách “Cẩm nang điều dưỡng” của bà trở thành di sản, tài liệu căn bản đào tạo cho các trường điều dưỡng khác.
Để tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Florence Nightingale cho ngành điều dưỡng thế giới, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã lấy ngày sinh của bà, tức ngày 12/5 làm Ngày quốc tế Điều dưỡng.
2. Lịch sử ra đời ngày Điều dưỡng Việt Nam (26/10)
Không giống như sự phát triển của ngành Điều dưỡng ở các nước Châu Âu. Ở Việt Nam từ xa xưa vốn không có ngành Điều dưỡng, từ thời phong kiến chỉ xuất hiện các thầy lang tự mình kê thuốc cho người bệnh.
Phải đến khi Thực dân Pháp đổ bộ thì những Bệnh viện manh nha bắt đầu được xây dựng. Các Bác Sĩ bắt đầu được đào tạo, có người được đào tạo trong nước, lại có người theo Pháp được đi học ở nước ngoài. Không nói quá khi ngành Điều dưỡng được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể từ thời cuộc khai thác thuộc địa lần đầu tiên của Pháp diễn ra.
Chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam, số lượng bệnh nhân phần lớn các thương bệnh binh ngày càng nhiều. Các Bác Sĩ không thể tự mình lo hết , họ cần những người phụ tá biết sử dụng những kỹ thuật, vật tư Y tế cơ bản để trợ giúp mình. Và thế là những lớp đào tạo miễn phí các Điều dưỡng dưới hình thức sơ khai bắt đầu được mở ra.
Các lớp học Điều dưỡng được mở trong các Bệnh viện với những tiết học khá chóng vánh và không bài bản, phần lớn các Điều dưỡng khi đó được thực hành về mặt kỹ thuật sơ cứu Y tế là chủ yếu.
Trước và sau cách mạng tháng 8, ngành Điều dưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được coi trọng.
Khi Pháp quay trở lại năm 1946, tiến hành cuộc xâm lấn thuộc địa lần thứ 2, các Điều dưỡng viên lúc bấy giờ đứng trước nhiệm vụ mang tính chất dân tộc. Lúc này vai trò của những Điều dưỡng viên trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ có nhiệm vụ ra mặt trận chính chăm sóc những thương bệnh binh, bắt đầu lên các phương án chăm lo cho các chiến sĩ trên mặt trận.
Từ thời chống Pháp lần 2 cho đến khi cuộc đấu tranh chống Đế quốc Mỹ thắng lợi, ngành Điều dưỡng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặc biệt coi trọng.
Năm 1982, ngay trước thềm kỳ đại hội lần thứ 8 chuẩn bị diễn ra cách đó 2 năm, Nhà nước đã cho phép Bộ Y tế ban hành chức danh Y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa.
Trước kỳ Đại hội 8 một năm, vào năm 1985, nhiều bệnh viện trong cả nước đã bắt đầu xây dựng cho mình những phòng Điều dưỡng riêng, các tổ chức Điều dưỡng bắt đầu tách ra khỏi các phòng Y vụ. Những Bệnh viện tiếp tục mở các lớp đào tạo nội bộ cho các Điều dưỡng, những Điều dưỡng viên toàn bộ là nữ giới theo học.
Năm 1986, khi kỳ Đại hội 8, kỳ Đại hội đánh dấu bước ngoặt của đất nước diễn ra, tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội thay đổi toàn diện. Bộ Y tế bắt đầu xác định thành lập những trường đào tạo ngành Y trọng điểm.
Từ đó Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chính thức được xây dựng, trở thành 2 trường có chuyên khoa đào tạo Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam.
Đến năm 1990, các Sở Y tế đã được thành lập khắp các địa phương trong cả nước, nhận thấy cần có một tổ chức sự nghiệp đảm bảo được quyền lợi cho ngành Điều dưỡng, đặc biệt là các Điều dưỡng viên. Đến ngày 26/10/1990, Hội Điều dưỡng Việt Nam chính thức được thành lập.
Kể từ đó ngày 26 hằng năm được quy định là ngày Điều dưỡng của Việt Nam..
Như vậy, ngày Điều dưỡng Việt Nam gắn với sự ra đời của Hội Điều dưỡng Việt Nam. Xác định kim chỉ nam duy nhất là đào tạo nên những Điều dưỡng viên chất lượng, phấn đấu vì sức khỏe của cộng đồng.
Qua đây chúng ta cũng thấy lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy ngành Điều dưỡng Việt Nam chưa được coi là một ngành riêng biệt, nhưng đã được quan tâm và có nhiều cống hiến to lớn cho ngành Điều dưỡng được phát triển mạnh về tổ chức và đào tạo từ năm 1990. Chính nhờ công tác điều dưỡng mà nhiều thương bệnh binh đã được cứu sống trong điều kiện rất khó khăn. Những thành tựu của ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau.
Nguồn: tổng hợp bài viết có tham khảo một số tư liệu của một số trang internet.
- Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng
- NGÀNH XÉT NGHIỆM HỌC NHỮNG GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
- Thanh niên Công nghệ Y – Dược Việt Nam tri ân gia đình cựu Thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Liên Chiểu
- LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐI BỘ HÀNG NGÀY – THÓI QUEN TỐT CHO SỨC KHOẺ VÀ TINH THẦN
- Bác sĩ chỉ rõ hiểm họa chết người khi tiêm filler nâng ngực, mông