8 LỢI ÍCH SỨC KHOẺ BẤT NGỜ KHI SỬ DỤNG GIẤM TÁO
SKĐS – Giấm táo không chỉ là gia vị quen thuộc làm tăng hương vị cho món ăn mà còn được coi là phương thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Giấm táo được sử dụng từ rất lâu và ngày càng được nhiều người sử dụng vì tác dụng tiềm tàng đối với việc kiểm soát cân nặng, sức khoẻ đường ruột
Trước đây, giấm táo chủ yếu được sử dụng như một thành phần trong nước sốt hoặc nước ướp hoặc làm chất tẩy rửa tự nhiên tại nhà.
Giờ đây giấm táo được biết đến nhiều hơn vì các lợi ích sức khỏe của nó đã được chứng minh và được các chuyên gia dinh dưỡng lưu tâm hơn.
Dưới đây là một số lợi ích của giấm táo với sức khỏe:
1. Cân bằng lượng đường trong máu
Amanda Sauceda là một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ở Hoa Kỳ cho biết: Đường huyết lúc đói là lượng đường trong máu trong cơ thể ở trạng thái nhịn ăn. Một số dữ liệu cho thấy việc tiêu thụ giấm táo có tác động tích cực đến lượng đường trong máu lúc đói, đặc biệt là ở những người có lượng đường trong máu cao hơn.
Trên thực tế, kết quả của một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy việc tiêu thụ giấm táo làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói khi tiêu thụ đều đặn trong hơn 8 tuần.
Chuyên gia Sauceda cho biết thêm: Người ta cho rằng giấm táo có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu bằng cách giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn và cũng làm chậm tốc độ dạ dày rỗng sau khi ăn.
2. Giấm táo hỗ trợ mức cholesterol lành mạnh
Tiêu thụ giấm táo làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol trong huyết thanh và tăng cholesterol “tốt” HDL ở một số nhóm dân số nhất định, theo kết quả dữ liệu được công bố trên Tạp chí BMC Complementary Medicine and Therapies – tạp chí chuyên xuất bản các nghiên cứu về y học bổ sung và thay thế (CAM). CAM dùng để chỉ một nhóm các phương pháp và liệu pháp y tế không phải là một phần của y học thông thường. Các phương pháp này có thể bao gồm châm cứu, thuốc thảo dược, vi lượng đồng căn, liệu pháp xoa bóp và nhiều phương pháp khác.
Tuy nhiên, chuyên gia Sauceda khuyến cáo nên áp dụng biện pháp tự nhiên này kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh cho tim nếu mục tiêu của bạn là có mức cholesterol khỏe mạnh.
3. Uống giấm táo hỗ trợ giảm cân
Uống giấm táo mỗi ngày không đảm bảo giảm cân ngay lập tức, đặc biệt là nếu bạn không tập thể dục hoặc không tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và thói quen tập thể dục đều đặn được đưa vào lối sống hàng ngày, thì việc bổ sung một chút giấm táo có thể giúp bạn thành công trong hành trình giảm cân.
Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Khoa học Thể dục Quốc tế, đối với những người được bổ sung 30ml giấm táo hoặc giả dược trong 4 ngày, việc bổ sung giấm táo có liên quan đến việc giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và mỡ cơ thể.
4. Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng
Mọi người thường thảo luận về lợi ích tiêu hóa của giấm táo, phần lớn là do giấm có tính acid. Do đó, tính acid của giấm có thể giúp cải thiện và hỗ trợ tiêu hóa chất lượng, theo nghiên cứu được công bố trên Fish Physiology and Biochemistry. Theo các chuyên gia, acid axetic trong giấm táo có thể kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa, hỗ trợ phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
5. Giúp giảm sự thèm ăn
Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung giấm táo vào thói quen hàng ngày thực sự có thể giúp bạn cảm thấy no hơn.
Một nghiên cứu của Pháp năm 2016 trên chuột cho thấy các rối loạn tiêu hoá do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng giấm táo, được chứng minh là có tác dụng gây no. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thêm giấm táo vào chế độ ăn nhiều chất béo của một số con chuột làm giảm đáng kể lượng thức ăn mà chúng ăn vào.
Tạp chí Y khoa Anh cũng phát hiện ra rằng một trong những lý do sử dụng giấm táo cho kết quả khả quan trong việc giảm cân là khả năng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn.
6. Giấm táo tăng cường chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm
Có nhiều yếu tố như môi trường, chế độ ăn uống và phản ứng bên trong cơ thể góp phần gây ra tình trạng viêm nhiễm cao. Viêm nhiễm là khi phản ứng miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức, chống lại các gốc tự do có thể gây ra tình trạng căng thẳng oxy hóa lặp đi lặp lại. Hậu quả của việc sống chung với tình trạng viêm nhiễm bao gồm từ tăng cân đến các vấn đề về tâm trạng. Và tệ hơn, tình trạng thừa cân cũng có thể góp phần làm tăng mức độ căng thẳng oxy hóa.
Uống thêm giấm táo có thể giúp ích. Một nghiên cứu trên động vật của Tạp chí Thực phẩm Y học năm 2018 phát hiện ra rằng giấm táo có thể ức chế stress oxy hóa do béo phì gây ra. Các nhà nghiên cứu tin rằng giấm táo điều chỉnh hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể.
7. Uống giấm táo có thể làm giảm chứng ợ nóng
Giấm táo được coi là có thể hỗ trợ giảm chứng ợ nóng. Một số người bị ợ nóng vì họ sản xuất quá ít acid dạ dày. Vì vậy, việc đưa acid vào môi trường này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ợ nóng.
Bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa giấm táo và chứng ợ nóng còn ít nhưng nó không có khả năng gây ra bất kỳ tác hại lâu dài nào. Mặc dù vậy, nên hỏi ý kiến bác nếu muốn dùng giấm táo thường xuyên.
8. Giấm táo giúp hơi thở thơm mát hơn
Một lợi ích mà bạn có thể không ngờ tới là việc sử dụng giấm táo thường xuyên có thể giúp hơi thở thơm mát hơn. Hôi miệng có thể do vi khuẩn sống trong miệng gây ra. Và vì giấm táo là chất kháng khuẩn nên việc uống giấm có thể giúp giảm bớt tình trạng này.
Lưu ý khi sử dụng giấm táo:
- Luôn pha loãng giấm táo với nước trước khi uống để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Không lạm dụng giấm táo.
- Không dùng giấm táo cho người có vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược acid nên hạn chế sử dụng giấm táo.
- Người đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có bệnh nền, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo.
- CÁI HAY CỦA NGHỀ Y DƯỢC MÀ CHỈ NGƯỜI TRONG NGÀNH CẢM NHẬN ĐƯỢC
- Hướng dẫn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023 trực tuyến? Cần lưu ý những gì trong quá trình đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023?
- Có nên học Tiến sĩ điều dưỡng không và học ở đâu?
- TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN – CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
- NGÀNH DƯỢC VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT