BÀI 5
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
MỤC TIÊU
– Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng tăng huyết áp;
– Trình bày được hưởng điều trị tăng huyết áp;
NỘI DUNG
1.Định nghĩa
Theo qui ước của Hội tim mạch Việt Nam ở người trưởng thành gọi là tăng huyết áp khi: Huyết ấp tâm thu ≥ 140 mmHg và, hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
(Với ít nhất 2 lần khám khác nhau, mỗi lần khám đo huyết áp ít nhất ở 2 thời điểm khác nhau)
– Huyết áp động mạch thường không cố định mà có thể thay đổi:
+ Trong ngày: Thường ban đêm thấp hơn ban ngày.
+ Theo tuổi: Tuổi già thường cao hơn tuổi trẻ.
+ Theo giới: Nữ thường thấp hơn nam.
– Về mặt chỉ số huyết áp, người ta có thể phân chia như sau (JNC/VH):
+ Bình thường cao: 130- 139/85- 89 mmHg.
+ Tăng huyết áp giai đoạn I: 140- 159/90- 99 mmHg.
+ Tăng huyết áp giai đoạn II: 160/100 mmHg.
2.Phân loại tăng huyết áp: Trong tăng huyết áp người ta có thể chia ra các loại sau:
– Tăng huyết áp thường xuyên.Trong loại này còn chia thành:
+ Tăng huyết áp lành tính.
+ Tăng huyết áp ác tính.
– Tăng huyết áp cơn: Trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, có những cơn huyết áp cao vọt. Những lúc có cơn tăng huyết áp này thường hay xảy ra tai biến.
– Tăng huyết áp dao động.
– Tăng huyết áp thứ phát.
– Tăng huyết áp nguyên phát.
- Nguyên nhân
3.1. Tăng huyết áp thứ phát: Còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng. Loại này chiếm khoảng 10% các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trẻ tuổi. Các nguyên nhân thường gặp có thể là:
– Bệnh thận:
+ Viêm cầu thận cấp; mạn.
+ Viêm thận mạn (cầu thận; kẽ thận) mắc phải hoặc bẩm sinh.
+ Thận đa nang.
+ Ứ nước bể thận.
+ Ứ tăng tiết rênin.
+ Hẹp động mạch thận.
+ Suy thận.
– Bệnh nội tiết:
+ Cường Aldosteron tiên phát (hội chứng Conn).
+ Hội chứng Cushing.
+ Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh.
+ U tủy thượng thận (Phéchromocytom)
+ Tăng calci máu.
+ Cường tuyến giáp.
+ Bệnh to đầu chi.
– Bệnh tim mạch:
+ Hẹp eo động mạch chủ (tăng HA chi trên, giảm HA chi dưới).
+ Hở van động mạch chủ (tăng HA tâm thu, giảm HA tâm trương).
+ Rò động tĩnh mạch.
– Một số nguyên nhân khác:
+ Nhiễm độc thai nghén.
+ Bệnh tăng hồng cầu.
+ Nhiễm toan hô hấp (nguyên nhân thần kinh).
3.2.Tăng huyết áp nguyên phát
Khi không tìm thấy nguyên nhân người ta gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Loại này chiếm trên 90 % các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trung niên và tuổi già.
Tuy không tìm thấy nguyên nhân nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguy cơ chính như sau:
– Hút thuốc lá.
– Rối loạn chuyển hóa lipid.
– Tiểu đường.
– Tuổi trên 60.
– Nam giới và phụ nữ mạn kinh.
– Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm: Nam dưới 65 tuổi; Nữ dưới 55 tuổi.
– Ngoài ra còn kể đến một số yếu tố nguy cơ khác như: Béo phì, ít hoạt động thể lực, sang chấn tinh thần, nghiện rượu…
4.Triệu chứng và giai đoạn tăng huyết áp
– Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cơ năng.
– Triệu chứng quan trọng nhất là đo huyết áp thấy tăng (phải đo đúng kỹ thuật).
– Các triệu chứng thực thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh (Thực ra đây chính là các biến chứng hay do tăng huyết áp gây ra).
Giai đoạn I: Không có dấu hiệu khách quan nào về tổn thương thực thể.
Giai đoạn II: Có ít nhất một trong các dấu hiệu thực tổn sau các cơ quan đích:
+ Dày thất trái: Phát hiện trên lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng.
+ Hẹp động mạch ở võng mạc qua soi đáy mắt.
+ Protein niệu và / hoặc creatinin máu tăng nhẹ.
Giai đoạn III: Có tổn thương ở các cơ quan đích khác nhau biểu hiện bằng các triệu chứng cơ năng và thực thể như:
+ Ở tim: Suy tim trái, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…
+ Ở não: Tai biến mạch não hoặc bệnh não do tăng huyết áp.
+ Ở mắt: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị.
+ Ở thận: Suy thận.
+ Ở mạch máu: Phình tách thành động mạch, tắc động mạch.
– Tăng huyết áp ác tính:
+ Chỉ số huyết áp rất cao.
+ Đau đầu dữ dội, tổn thương đáy mắt nặng.
+ Khát nước, sụt cân, rối loạn tiêu hóa.
+ Tiến triển nhanh, nặng nề.
+ Hay gây biến chứng ở não và tim.
5.Điều trị tăng huyết áp
5.1Mục tiêu
– Mục tiêu chung của điều trị tăng huyết áp là: Giảm các biến chứng tim mạch, thận và giảm tử vong.
– Để đạt được mục tiêu này cần người bệnh tăng huyết áp cần thay đổi lối sống và đưa huyết áp về < 140/90mmHg, riêng với những bệnh nhân kèm theo tiểu đường hoặc bệnh thận man mức huyết áp cần đạt là dưới 130/80mmHg. Các biện pháp điều trị tăng huyết áp gồm;
+ Điều trị không dùng thuốc:(điều chỉnh lối sống)
Giảm cân thừa.
* Giảm ăn muối.
* Hoạt động thể lực
* Chế độ ăn phù hợp.
* Hạn chế đồ uống có cồn.
* Ngừng hút thuốc lá.
+ Điều trị thuốc hạ huyết áp
5.2.Một số thuốc điều trị tăng huyết áp
– Nhóm thuốc lợi tiểu.
– Nhóm thuốc liệt giao cảm trung ương.
– Nhóm thuốc ức chế cảm thụ giao cảm Beta.
– Nhóm thuốc chẹn kênh Calci.
– Nhóm thuốc ức chế men chuyển.