CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HÌNH THỨC VLVH NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 216a/QĐ-YDC ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam)

Tên ngành, nghề: Công nghệ Sinh học

Mã ngành, nghề: 6420202

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 24 tháng

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung:

Ngành Công nghệ sinh học đào tạo ra các cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách  và sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.   Các Cử nhân Sinh học được đào tạo nắm vững kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hành thành thạo, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có kiến thức cơ bản tốt, trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo cao, hiểu rõ và giải thích được những nguyên lý cơ bản và các quá trình Công nghệ Sinh học ở các mức độ tổ chức khác nhau của thế giới sinh vật, có năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào thực tiễn nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể:  Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra ngành như sau:

  1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

a1. Kiến thức:

– Trình bày được kiến thức các môn khoa học cơ bản như: toán học, vật lý, sinh học, đặc biệt là hai môn tin học và ngoại ngữ nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tài liệu tham khảo;

– Trình bày được những định nghĩa, cấu trúc, chức năng và thành phần cấu tạo của tế bào thực vật;

– Các nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề về công nghệ sinh học, các nội dung cơ bản về công nghệ sinh học.

– Hiểu được nguyên lý của các quá trình sinh học;

– Hiểu được lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề công nghệ sinh học;

– Trình bày được cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực vật và kỹ thuật nhân nhanh in vitro giống cây trồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về tài nguyên đất, nước, khí hậu…đáp ứng cho việc trồng cây nông – lâm nghiệp;

– Bố trí và thiết kế thí nghiệm khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học;

– Thu thập và phân tích, xử lý số liệu khoa học bằng những phần mềm chuyên dụng;

– Sản xuất được  giống cây trồng, giống hoa, cây lâm nghiệp;

– Thực hiện quy trình: Làm đất, trồng cây, chăm sóc, phát hiện, phòng và trừ sâu bệnh hại đúng kỹ thuật.

a2. K năng

– Sử dụng tốt các trang thiết bị, dụng cụ máy móc trong phòng thí nghiệm  công nghệ sinh học;

– Thực hành tốt các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật;

– Thành thạo những thao tác cơ bản của kỹ thuật nhân nhanh cây in vitro (Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ, môi trường nuôi cấy, mẫu cấy và ra cây);

– Biết cách lựa chọn mẫu nuôi cấy mô….sao cho hệ số nhân là cao nhất;

– Vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết trong thực nghiệm;

– Có khả năng tham khảo và nghiên cứu tài liệu liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học;

– Bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc phòng thí nghiệm công nghệ sinh học.

– Các kỹ năng cá nhân: Có khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi và tìm tòi, có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện, thích ứng với sự phức tạp của thực tế môi trường sống và làm việc, kỹ năng quản lý bản thân, có kỹ năng sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý.

+ Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm và thích ứng với sự thay đổi của các nhóm làm việc.

+ Kỹ năng giao tiếp: Có các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông, có chiến lược giao tiếp, có kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn

–  Các kỹ năng mềm khác: Tự tin trong môi trường làm quốc tế, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học; có kỹ năng ứng dụng tin học.

  1. Chính tr, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư¬ tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe tốt để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm.

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

 

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành CN Sinh học có thể làm việc tại một số vị trí sau:

– Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

– Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng,…), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện

– Cán bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.

– Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.

  1. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC

– Số lượng môn học, mô đun: 44

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 83 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 300 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1230 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 553 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 977giờ

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Mã MH/MĐ Môn mô đun/ môn học Số TC Thời gian học tập (giờ) Ghi chú
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận Thi/kiểm tra
I. CÁC MÔN HỌC CHUNG 13 300 116 169 15  
MH01 Chính trị 3 75 41 29 5  
MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2  
MH03 Tin học 3 75 15 58 2  
MH04 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6  
II. CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN 70 1230 437 727 66  
II.1. CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CƠ SỞ 21 315 169 124 22  
MĐ05 Phân loại thực vật 2 30 18 10 2  
MĐ06 Sinh học tế bào 2 30 18 10 2  
MĐ07 Sinh lý thực vật 2 30 18 10 2  
MĐ08 Di truyền thực vật 2 30 18 10 2  
 MĐ09 Hoá sinh thực vật 2 30 18 10 2  
 MĐ10 Cơ sở của nuôi cấy mô tế bào thực vật 2 30 18 10 2  
 MĐ11 Bệnh cây đại cương 2 30 18 10 2  
 MĐ12 Nhà kính, nhà lưới 2 30 18 10 2  
 MĐ13 Vườn ươm 3 45 15 26 4  
 MĐ14 An toàn lao động và vệ sinh Nông nghiệp 2 30 10 18 2  
II.2. CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN 41 780 217 529 34  
 MĐ15 Nông nghiệp hữu cơ 3 45 15 26 4  
 MĐ16 Phân vi sinh 2 30 10 18 2  
 MĐ17 Sinh thái nông nghiệp 2 30 10 18 2  
 MĐ18 Quản trị sản xuất trong nông nghiệp 3 45 15 26 4  
 MĐ19 Khảo sát thị trường cây giống 2 30 10 18 2  
 MĐ20 Hệ thống nông nghiệp 2 30 10 18 2  
 MĐ21 Quản lý dịch hại tổng hợp 3 45 20 23 2  
 MĐ22 Sinh thái môi trường 3 45 20 23 2  
 MĐ23 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3 45 20 23 2  
 MĐ24 Côn trùng nông nghiệp 3 45 20 23 2  
 MĐ25 Bệnh cây nông nghiệp 3 45 20 23 2  
 MĐ26 Chọn tạo giống cây trồng 3 45 20 23 2  
 MĐ27 Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP 2 30 12 16 2  
 MĐ28 Đa dạng sinh học 2 45 15 26 4  
 MĐ29 Thực tập sản xuất 5 225 0 225 0  
II.3. CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN TỰ CHỌN (9tc) 8 135 51 74 10  
 MĐ30 Nhân giống hoa lan 2 30 18 10 2  
 MĐ31 Nhân giống cây lấy củ 2 30 18 10 2  
 MĐ32 Trồng rau thuỷ canh 3 45 15 26 4  
 MĐ33 Trồng rau địa canh 3 45 15 26 4  
 MĐ34 Nuôi trồng nấm rơm 2 30 18 10 2  
 MĐ35 Nuôi trồng nấm sò 2 30 18 10 2  
 MĐ36 Nuôi trồng nấm linh chi 2 30 18 10 2  
 MĐ37 Nuôi trồng nấm mộc nhĩ 2 30 18 10 2  
 MĐ38 Kỹ năng giao tiếp 1 30   28 2  
 MĐ39 Kỹ năng làm việc nhóm 1 30   28 2  
 MĐ40 Tìm kiếm việc làm khởi nghiệp kinh doanh 2 30 18 10 2  
 MĐ41 Trồng rừng 3 45 15 26 4  
 MĐ42 Nhân giống cây lâm nghiệp 2 45 15 26 4  
 MĐ43 Nhân giống  cây dược liệu 2 30 12 16 2  
 MĐ44 Cây lương thực 3 45 15 26 4  
  Cây công nghiệp dài ngày 3 45 15 26 4  
TỔNG CỘNG 83 1530 553 896 81  

 

  1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khóa

– Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể:

+ Trước khi đi thực tập tại các cơ sở, sinh viên được thực hành trên mô hình tại các phòng thí nghiệm của nhà trường;

+ Toàn bộ nội dung thực tập cơ sở sinh viên được thực tập tại các trung tâm, các cơ sở thực tập để học sinh được học tập và thực tế.

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ

3 Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Tất cả các ngày  trong tuần (trừ giờ học chính khóa)
5 Tham quan, dã ngoại Mỗi kỳ học 1 lần
6 Thực tế chuyên môn Tất cả các ngày  trong tuần

 

4.2 Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, modul

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Chi tiết quy định trong chương trình các môn học, modul.

4.3.  Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ

Người học tích lũy đủ các môn học tương đương 83 tín chỉ của chương trình sẽ được xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

 4.4 Các chú ý khác

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Nhà trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng theo Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo./.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ThS. Nguyễn Văn Tuấn