NGÀNH XÉT NGHIỆM HỌC NHỮNG GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Xét nghiệm Y học là ngành học đầy triển vọng, vì thế số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển Cao đẳng Xét nghiệm ngày càng tăng. Vậy ngành Cao đẳng Xét nghiệm là gì? Để hiểu hơn những thông tin liên quan mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu Cao đẳng Xét nghiệm là gì?

Ngành Xét nghiệm Y học là một trong những ngành mới và đóng vai trò quan trọng trọng hệ thống Y tế. Thống kê chung hiện nay cho thấy số lượng thí sinh đăng ký theo học ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, một số thí sinh hay các bậc phụ huynh còn băn khoăn về ngành Cao đẳng Xét nghiệm là gì? Đối với ngành Xét nghiệm Y học sẽ dựa vào các thiết bị và công nghệ, nhằm mục đích phân tích máu hay nước tiểu,… Trên cơ sở đó để sớm phát hiện được tình trạng bệnh lý.

Theo đó, sinh viên theo học ngành Cao đẳng Xét nghiệm Y học sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng để có khả năng thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát những quy chế vô khuẩn. Trong thời gian đào tạo sẽ được trang bị thêm những kiến thức về việc sử dụng những hóa chất, sinh phẩm chuyên dùng, mức độ an toàn trong việc sử dụng hóa chất chuyên dùng và mức độ an toàn trong phòng thí nghiệm.

Ngành Xét nghiệm Y học hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống ngành Y tế

Học Cao đẳng Xét nghiệm có dễ xin việc không?

Nếu như sinh viên theo học Dược thường thắc mắc “Học Dược có khó không?” thì với Ngành Xét nghiệm, điều băn khoăn nhất lại là học Xét nghiệm có dễ xin việc không?

Cùng với các ngành nghề khác, ngành Xét nghiệm y học cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Số lượng các phòng khám, bệnh viện hay trung tâm xét nghiệm được xây dựng ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành Xét nghiệm hiện nay là rất được quan tâm.

Tất cả các bệnh viện từ địa phương đến trung ương đều cần có phòng xét nghiệm y khoa. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, cần mở rộng quy mô đào tạo Xét nghiệm để tăng số lượng. Đồng thời nâng cao chất lượng nhằm khắc phục tình trạng thiếu nhân lực của ngành. Trước thực tế này, thí sinh học cao đẳng xét nghiệm không phải lo lắng về cơ hội việc làm. Việc làm của người kĩ thuật viên xét nghiệm khá đa dạng, cùng với mức lương khởi điểm hấp dẫn.

Sinh viên theo học Cao đẳng Xét nghiệm không phải lo lắng vấn đề việc làm

Sinh viên Cao đẳng Xét nghiệm Y học sau khi ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Xét nghiệm được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng nghề nghiệp. Qua đó, cử nhân cao đẳng xét nghiệm có thể đảm nhận nhiều công việc, cụ thể như sau:

– Pha chế các loại thuốc để kiểm nghiệm, thường xuyên kiểm tra các thuốc thử theo tiêu chuẩn quy định.

– Lấy mẫu bệnh phẩm

– Bảo quản các loại thuốc, hóa chất và dụng cụ y học theo quy định.

– Lưu trữ kết quả xét nghiệm, chuyển kết quả xét nghiệm tới các khoa tương ứng.

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về sử dụng sinh phẩm chuyên dụng, hóa chất, các uy chế vô khuẩn và an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

– Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng và ứng dụng thông thạo các kỹ thuật mới trong công tác chuyên ngành.

– Thông báo cho trưởng khoa với những tiêu bản xét nghiệm cho kết quả bất thường.

– Phối hợp thực hiện các xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng.

– Hướng dẫn sinh viên thực tập

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng xét nghiệm có thể làm việc ở bệnh viện trung ương hay bệnh viện tuyến cơ sở, làm việc tại các phòng khám chữa bệnh tư nhân hay những công ty dược phẩm…

Cao đẳng xét nghiệm là một trong những ngành học “hot” hiện nay

Địa chỉ học Cao đẳng Xét nghiệm uy tín?

Để trở thành tân sinh viên của Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam thí sinh đăng ký xét tuyển cần hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của nhà trường :

  • 02 bản photo công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT, BTVH (nếu thí sinh đã tốt nghiệp)
  • 02 bản công chứng học bạ Trung học Phổ thông, Bổ túc Văn hóa 
  • 01 bản sao giấy khai sinh
  • 01 bản công chứng giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước
  • 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu
  • 04 ảnh kích thước 3×4 và 02 ảnh 4×6 (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ): Ghi rõ các thông tin cá nhân phía sau mỗi ảnh: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh, quê quán.
  • Các giấy tờ ưu tiên (nếu có)

Địa chỉ nộp hồ sơ trực tiếp:

  • Cơ sở 1: Số 40 Trần Cung, Cổ Nhuế I, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
  • Cơ sở 3: 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
  • Cở sở 4: Tầng 3, toà nhà G2, Tổ 4, P. Chi Lăng, TP Pleiku, T. Gia Lai (Trong trường ĐH Lâm Nghiệp
  • Gọi điện đăng ký trực tiếp qua số hotline 0994.808.808

             Hotline (Zalo): 0896464666 hoặc 0242.023.8989