Tổ chức Y tế Thế giới và Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St. Jude vừa công bố kế hoạch thành lập một nền tảng công nghệ giúp tăng đáng kể khả năng tiếp cận các loại thuốc điều trị ung thư ở trẻ em trên toàn thế giới.
Mất cân bằng trong tiếp cận thuốc chữa ung thư
Theo báo cáo mới nhất được Trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam mỗi năm, ước tính có khoảng 400.000 trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh ung thư.
Phần lớn trẻ em sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không có khả năng hoặc không đủ tiền mua thuốc điều trị ung thư. Kết quả là gần 100.000 trẻ em tử vong mỗi năm do ung thư.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: Cứ 9/10 trẻ em bị ung thư sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ sống sót ở các nước này là dưới 30%, so với 80% ở các nước thu nhập cao.
Theo Khảo sát năng lực các quốc gia về bệnh không lây nhiễm của WHO được công bố vào năm 2020, chỉ 29% các quốc gia thu nhập thấp báo cáo rằng các loại thuốc điều trị ung thư nói chung có sẵn cho dân số so với 96% các quốc gia có thu nhập cao.
Nền tảng mới sẽ giúp trẻ em bị ung thư được tiếp cận công bằng với thuốc
Nền tảng mới này được xây dựng dựa trên thành công của Sáng kiến Toàn cầu về Ung thư Trẻ em được khởi xướng cùng với St.Jude vào năm 2018, sẽ giúp khắc phục sự mất cân bằng rất lớn này và mang lại hy vọng cho hàng nghìn bậc cha mẹ có con em mình mắc bệnh ung thư được tiếp cận với thuốc điều trị.
Nền tảng sẽ cung cấp nguồn thuốc có chất lượng điều trị ung thư ở trẻ em, không bị gián đoạn cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình và cung cấp thuốc miễn phí cho các quốc gia tham gia giai đoạn thử nghiệm.
Theo đó, sẽ cung cấp các loại thuốc điều trị ung thư an toàn và hiệu quả cho khoảng 120.000 trẻ em từ năm 2022 đến năm 2027 và sẽ mở rộng quy mô trong những năm tới; hỗ trợ các quốc gia trong việc lựa chọn thuốc; xây dựng các tiêu chuẩn điều trị và xây dựng hệ thống thông tin để theo dõi việc chăm sóc hiệu quả…
Cách tiếp cận sáng tạo này sẽ mở ra một chương mới trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh ung thư bằng cách giải quyết vấn đề thuốc sẵn có ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, thường phức tạp bởi giá cả cao hơn, nguồn cung bị gián đoạn và tự chi trả dẫn đến khó khăn về tài chính.
Bằng cách hợp nhất nhu cầu của trẻ em mắc bệnh ung thư trên toàn cầu, nền tảng mới sẽ hạn chế việc mua thuốc không đạt tiêu chuẩn và thuốc giả do mua trái phép và năng lực hạn chế của các cơ quan quản lý quốc gia.
WHO đang làm việc với các chính phủ để hỗ trợ cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều được tiếp cận với phương pháp điều trị ung thư tốt nhất có thể.
Nguồn: Cao đẳng Công nhệ Y – Dược Việt Nam